HOẠT CHẤT BUPROFEZIN LÀ GÌ?

HOẠT CHẤT BUPROFEZIN LÀ GÌ?

Cơ chế tác động:

Buprofezin có tác dụng tiếp xúc, vị độc kìm hãm khả năng tổng hợp chitin, ngăn cản rầy – rệp lột xác, đẻ trứng và làm ung trứng, ngăn hình thành tính kháng. Thuốc trừ các loài côn trùng cánh đều.

Buprofezin (công thức hóa học C16H23N3OS) 98 %: 51,1 g. Cấu tạo phân tử hoạt chất có các nguyên tử N, S, nhóm C=O tạo nên vòng sáu cạnh, lại cộng kết với nhóm C=N, là những yếu tố gây độc, trong đó có ba nguyên tử Nitơ tham gia vào những liên kết liên hợp khác nhau, cả với vòng benzen tạo nên sự đặc hiệu của Buprofezin.

Buprofezin ức chế sự lột xác của ấu trùng dẫn đến chết, làm giảm khả năng đẻ và làm ung trứng rầy và không gây kháng thuốc, nó có khả năng kiểm soát sâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, bọ cánh phấn … trên lúa, rau màu, cây ăn quả. Hoạt chất có nhiệt độ nóng chảy cao 106,1oC, khó bay hơi, ít ảnh hưởng tới môi trường không khí.

Buprofezin được Công ty Nihon Nohyaaku (Nhật Bản) gới thiệu lần đầu tiên năm 1984. Đầu tiên, Buprofezin là tên được đặt cho hỗn hợp giữa hai đồng phân (E) và (Z). Nhưng từ 2008, người ta nhận thấy rằng chất này chỉ chứa mỗi đồng phân (Z)  và từ đó Buprofezin là tên gọi cho hoạt chất có chứa đồng phân (Z) này.

Hoạt chất ra đời cùng với kiểu tác động đến dịch hại hoàn toàn mới so với những hoạt chất BVTV trước đó: nó tác động đến quá trình sinh tổng hợp chitin từ đó ảnh hưởng đến quá trình lột xác của côn trùng. Là hoạt chất chuyên trị các loại côn trùng họ Homopteran như  rầy hại lúa (rầy nâu – Nilaparvata lugen S, rầy lưng trắng – Sogatella furcifera H., rầy xám – Laodelphax striatellus F., rầy xanh đuôi đen – Nephotettix cincticep U.), rầy hại rau và các cây trồng khác), sâu bộ cánh phấn, rệp,… Nó rất ít ảnh hưởng đến các loài thiên địch có ích như ký sinh, săn mồi.

Cũng giống như các hoạt chất thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng, thì Buprofezin chỉ có hiệu lực cao đối với côn trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành. Chính vì thế việc sử dụng Buprofezin chỉ nên áp dụng khi quần thể rầy non tuổi từ tuổi 1– 3 là phổ biến trên đồng ruộng.

Trên rệp bông, các nhà khoa học Ấn Độ nhận thấy Buprofezin có hiệu lực cao đối với sâu non tuổi nhỏ hơn sâu non tuổi lớn (M. G. Patel, R. C. Jhala, N. M. Vaghela and N. R. Chauhan. Department of Entomology, B. A. College of Agriculture, Anand Agricultural University Anand- 388 110, Gujarat, India).

Ở Mỹ người ta cũng có nhận xét rằng Buprofezin có hiệu lực cao đối với sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 3 so với tuổi 5 của Diaphorina citri hại chanh (Tiwari S, Clayson PJ, Kuhns EH, Stelinski LL.. Pest Manag Sci. 2012 Oct;68(10):1405-12. doi: 10.1002/ps.3323. Epub 2012 May 31).

Các nhà khoa học Israel nhận thấy rằng Buprofezin chỉ có hiệu lực cao với sâu non tuổi 3 hoặc sớm hơn của rầy trắng hại cà chua, cây có múi. Đối với các tuổi lớn hơn không mẫn cảm với hoạt chất này (Dan Gerling and Pirchia Sinal.  Department of  Zoology, The George S. Wise Faculty of Life Sciences, Tel Aviv University, Ramat Aviv 69978, Israel).

Tóm lại, hoạt chất Buprofezin không có tác dụng diệt sâu tức thì (knock down) mà chỉ tác động vào cuối thời kỳ sinh trưởng của mỗi tuổi khi sâu non (tuổi 1 – 3) chuẩn bị lột xác. Tuy nhiên, bản năng chích hút của chúng vẫn còn. Do vậy cần lưu ý khi sử dụng Buprofezin cho rầy mang virus.

Mức dư lượng tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):

Chuối: 0.3; Cây có múi: 2; Râu ăn quả, dưa chuột: 0.7; Nho khô: 2.0; Nho tươi: 1.0; Xoài: 0.1; Ớt khô: 10.0; Ớt ngọt: 2.0; Dâu tây: 3.0; Chè xanh: 30.0; Cà chua: 1.0.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *